Trước đây, hiện tượng những loài chim lớn sống ở các vùng châu Âu và châu Á ăn những con côn trùng độc để giúp chúng diệt chết các ký sinh trùng đường ruột, như vi khuẩn, giun tròn và sán dây, đã không còn xa lạ với các nhà nghiên cứu.
Song một phát hiện mới, được công bố trên Tạp chí Plos One, cho thấy, những con chim Ô tác lớn ăn bọ cánh cứng độc với số lượng nhiều hơn bất thường so với những con chim cái cùng loại.
Các nhà khoa học cho rằng, lí do thú vị khiến con chim đực làm vậy vì nó muốn có được phần lỗ huyệt mạnh khỏe, không vương vi khuẩn, để có thể “khoe” ngay trước mặt bạn tình trong màn tán tỉnh.
Trong thực tế, vào mùa giao phối, các con chim đực thường tụ tập trên một mảnh đất và thay phiên nhau tán tỉnh các con cái. Chúng co bóp cơ thể, cong phần đuôi và thổi phồng da cổ lên.
Điều ngạc nhiên ở chỗ, các con cái lại không phải bị thu hút bởi các màn phô diễn bên trên, mà chúng lại chú ý tới nhiều hơn phần đuôi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hành vi này của con cái có thể là để đánh giá xem lỗ huyệt (cơ quan bài tiết và quan hệ tình dục của chim) có mạnh khỏe hay có nguy cơ truyền nhiễm các bệnh qua đường tình dục hay không.
Thậm chí sự quan sát của con cái có thể phát hiện xem lỗ huyệt của con đực có các vi khuẩn tiêu chảy, giun tròn hay sán dây hay không.
Chim Ô tác đực |
Kỳ lạ loài chim ăn bọ kịch độc để làm sạch “bộ hạ” hút bạn tình Khi nhìn vào lỗ huyệt con đực, con cái có thể đánh giá được sức khỏe của bạn tình xem có vi khuẩn, giun, sán hay không.
Nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập các mẫu phân của chim đực và cái, cho thấy, ăn bọ cánh cứng Berberomeloe majalis và Physomeloe corallifer, một loài bọ chứa chất độc chết người cantharidin, lại là sở thích của những con chim cái.
Nhưng những nghiên cứu trên vẫn chưa được xác định 100% về tính liên quan giữa bọ kịch độc và việc tìm bạn tình trong mua giao phối của loài chim Ô tác lớn này. Cần thêm thời gian để các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về mối tương quan giữ hai vấn đề này.
0 comments:
Post a Comment