Monday, October 27, 2014

Những biện pháp xử lý côn trùng chui vào tai

Nếu vô tình bị côn trùng chui vào tai có thể dùng oxy già hoặc nước ấm chế vào để nó bị ngạt hoặc chết đi rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Không được tự ý dùng vật dụng để xử lý có thể mang lại thương tật vĩnh viễn cho tai.

 Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Quốc tế Thành Đô cho biết, côn trùng chui vào tai thường xảy ra khi bạn đang ngủ, cả ngủ trên giường hay nằm úp tai xuống mặt đất. Tai nạn này chủ yếu ở vùng quê hoặc bất cứ nơi nào có côn trùng nhiều như vườn tược, ruộng đồng..., những nơi kém vệ sinh, nhiều đồ đạc…


 Theo bác sĩ Minh, triệu chứng thường gặp là đột ngột đau dữ dội một bên tai (trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai). Có thể có những cơn đau dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ. Nguyên nhân là côn trùng chích đốt hoặc chân có gai ngạnh đâm vào tai. Nhiều người cảm giác như có con gì bò trong tai, ngứa ngáy. Trẻ nhỏ đang ngủ khóc thét lên.

 Một số người tai bị chảy nước hoặc máu do côn trùng gây trầy xước, rách da ống tai, rách màng nhĩ, nhất là côn trùng sống to có càng hay ngạnh sắc bén như dế, gián, cào cào. Những trường hợp nhẹ hoặc dị vật nhỏ như kiến, ruồi muỗi, thiêu thân, ve chó... triệu chứng có thể không ào ạt bằng những dị vật to hay có gai ngạnh hoặc nọc độc như ong…

 Khi côn trùng bò trong ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy. Lúc côn trùng gây sang chấn ống tai hay màng nhĩ sẽ gây rất đau. Mức độ đau khác nhau tùy người, có người có thể chết ngất, có người chỉ cảm giác khó chịu mà thôi và tùy thuộc mức độ tổn thương.

 Lưu ý khi xử trí côn trùng chui vào tai

 Bác sĩ Minh cho biết, có những trường hợp bệnh nhân tự xử lý tại nhà hoặc ở các phòng mạch không chuyên khoa thì chỉ lấy được một phần côn trùng, có khi làm gián hay dế cào cấu gây đau dữ dội. Đa số thường để sót phần còn lại như đầu, chân hoặc cánh của côn trùng vì chúng chui vào sâu quá, hoặc gây đau quá bệnh nhân không chịu nổi.

  Nếu bệnh nhân chủ quan không khám chuyên khoa để gắp công trùng ra thì có thể để lại nhiều di chứng và biến chứng nguy hiểm như sốt do nhiễm trùng, viêm tấy tai ngoài, viêm tai giữa cấp, thủng nhĩ vĩnh viễn, giảm thính lực hoặc điếc tai… Trường hợp nhà xa, tốt nhất là lấy nước ấm hoặc oxy già nhỏ ngập đầy vào tai cho côn trùng tự chui ra hoặc chết ngộp rồi đến chuyên khoa Tai Mũi Họng xử trí tiếp.

 Xử trí chuyên khoa tai mũi họng:

  Cơ sở y tế, bệnh viện lớn có đủ chuyên viên và trang thiết bị để xử trí các trường hợp dị vật chui vào tai. Côn trùng chết thì đơn giản hơn là lấy ra bằng những dụng cụ chuyên khoa như kẹp, móc… Nếu côn trùng còn sống, bác sĩ sẽ làm côn trùng chết nhanh bằng các loại thuốc như thuốc tê, nước oxy già nhỏ vào tai, các thuốc nhỏ tai như otipax, polydexa, dầu glycerin, dung dịch povidine…

 Một số trẻ hốt hoảng, kích động, bác sĩ sẽ gây mê hoặc tiền mê nhẹ để giúp bé ngủ trong quá trình làm thủ thuật gắp côn trùng ra. Không gây sang chấn thêm nguy hiểm do cố lấy trong tình trạng bé giãy giụa. Không ít trường hợp đã gây ra biến chứng đáng tiếc như gây điếc, rách thủng màng nhĩ do người nhà hoặc các nhân viên y tế thiếu kinh nghiệm thực hiện.

xu ly con trung chui vao tai
Ảnh minh họa

Với những côn trùng to thường nên làm chết trước khi lấy ra để tránh gây sang thương thêm cho ống tai và màng nhĩ. Côn trùng nhỏ thì dễ dàng lấy ra như hút, bơm rửa bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, hoặc bằng các thuốc chuyên dụng như audiclean… Sau khi lấy côn trùng ra cần rửa sạch tai và nhỏ thuốc tai vài ngày sau đó để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm.

 Có nhiều phương pháp dân gian hiệu quả với côn trùng nhỏ như kiến, ví dụ giã lá hẹ, hành lá rồi vắt lấy nước; ép nước gừng sống nhỏ vào tai; xông khói vào lỗ tai để côn trùng chui ra. Tuy nhiên, nhiều cách xử trí dân gian không đúng có thể gây tai biến hoặc để lại di chứng vĩnh viễn cho tai.

 Phân tích về phương pháp đổ mật ong vào tai mà một số người chia sẻ, bác sĩ Trương Hoàng Hải Đăng cho biết, mật ong khi đổ vào tai sẽ rất khó rửa, đọng lại trong tai thu hút kiến bò vào càng nguy hiểm hơn. Mật ong không nguyên chất có thể gây nhiễm trùng cho tai.

 "Biện pháp chiếu đèn sáng vào tai có thể áp dụng vì đa số côn trùng gặp ánh sáng sẽ hướng sáng, tự động bò ra ngoài", bác sĩ Đăng phân tích.

 Theo bác sĩ Đăng, điều đầu tiên khi côn trùng chui vào tai là phải trấn an bệnh nhân. Nếu hốt hoảng khi xảy ra sự cố sẽ vô tình kích động khiến côn trùng vào sâu hơn. Sau đó nhẹ nhàng kéo dái tai lên, nghiêng phần tai bị côn trùng chui theo hướng lên phía trên để côn trùng bò ra. Nếu nghiêng xuống dưới thì côn trùng do cảm nhận được tác động trọng lực đi xuống sẽ bò ngược lên, sâu vào bên trong.

 Bác sĩ Đăng cũng khuyên nên đổ nước ấm hoặc dầu ăn vào tai đến khi côn trùng chết, không ngọ nguậy được nữa thì nghiêng lại cho nước chảy ra. Nếu thấy một phần côn trùng lội theo nước ra ngoài tai thì dùng kẹp gắp ra nhẹ nhàng. Trường hợp lấy ra không được thì nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa, không nên có biện pháp can thiệp sâu hơn gây tổn thương tai. Ngoài ra có triệu chứng báo động như đau tai dữ dội, ngứa toàn thân, nổi mẩn đó do dị ứng, chảy máu... thì phải đến cơ sở y tế ngay để được xử trí kịp thời.

 Một số biện pháp phòng ngừa côn trùng chui vào tai:

 - Nên ngủ giường, không ngủ đất.

 - Không nên ăn uống để thức ăn vung vãi trên giường, nệm ngủ.

 - Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ga, áo gối khi bị dính sữa để tránh chiêu dụ côn trùng đến.

 - Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.

Tóm lại:  Để tránh các thương tổn cho lớp da bên trong tai cũng như màng nhỉ thì khi bị côn trùng xâm nhập chúng ta cần nắm được những biện pháp xử lý đúng và kịp thời đưa bệnh nhân đến các trung tâm chuyên khoa để được xử lý án toàn và nhanh chống.

Những đồ vật không nên để đầu giường

Những vật dụng bạn hay đặt trong phòng tưởng chừng vô hại và xinh xắn, bạn có thể đặt chúng bắt kỳ nơi đâu. Nhưng nếu bạn chúng ngay đầu nằm sẽ ảnh hướng rất nhiều đến sức khỏe của bạn.

Gối tựa

 Có người thích để gối tựa đầu giường, khi đi ngủ thì dồn đống sang 1 bên. Tuy nhiên, như vậy sẽ không tốt vì ảnh hưởng đết đốt sống cổ và giấc ngủ. Trước tiên, độ cao của gối đầu thích hợp nhất là 10-12mm mà gối tựa và gối đầu dồn đống lại thì sẽ tăng độ cao lên rất nhiều. Thứ nữa, gối tựa có thể tiềm ẩn một số sinh vật gây bệnh, bọ, bụi bẩn. Nếu hít phải những thứ này vào mũi hay miệng thì đều dễ dẫn đến những vấn đề về khí quản. Cuối cùng, nhiều đồ linh tinh trên giường còn tạo thành áp lực tâm lý, đồng thời chiếm không gian khiến bạn cảm thấy ngủ không được thoải mái.

Ghế tựa


Đồng hồ báo thức

 Nhiều người có thói quen để đồng hồ báo thức ở đầu giường vì sự tiện lợi như có thể với tay tắt đồng hồ nếu muốn ngủ nướng thêm vài phút. Nhưng nếu thường xuyên bị đồng hô báo thức làm giật mình tỉnh giấc sẽ dẫn đến căng thẳng mãn tính gây ra các vấn đề như huyết áp cao, giảm chất lượng giấc ngủ và ức chế thần kinh. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn tốt nhất nên để đồng hồ báo thức cách giường ít nhất là 1,8 mét.

Cây xanh

Cây xanh có thể làm sạch không khí, tăng hàm lượng ôxy, làm giảm căng thẳng nhưng về ban đêm, cây xanh lại hút khí oxy và thải ra khí CO2. Ở lâu trong môi trường thiếu ôxy sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu, gây ra mệt mỏi dai dẳng. Ngoài ra, có thể có rất nhiều nấm mốc ẩn náu trong đất. Đặt cây xanh ở đầu giường sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như dị ứng hoặc hen suyễn. Nếu cần có chút cây xanh trang trí, bạn có thể đặt bày thực vật thủy sinh như trúc phú quý hoặc cây xương rồng.

Đồ điện 

Bất cứ đồ điện gì cũng đều nên để xa giường ngủ. Có những đồ điện, tuy nhỏ nhưng lượng bức xạ lại không thể coi thường. Chẳng hạn như đài radio, sạc điện thoại, đèn diệt côn trùng,.. Nếu thực sự cần thiết, tốt nhất nên để ở góc tường cách xa giường ngủ. Ổ cắm phải cách đầu giường ít nhất 2 mét. Nếu không, khi dòng điện chạy, bức xạ sẽ rất lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thú nhồi bông 

Thú nhồi bông là nơi tiềm ẩn bụi bẩn, vi khuẩn, còn có những con thú nhồi bông chứa đầy sợi bông hóa học độc hại dễ làm chảy nước mắt, gây mẩn đỏ, thậm chí gây ra các vấn đề về đường hô hấp và nhiễm trùng da. Không nên bày bất kỳ con thú bông gì trong phòng ngủ. Đặc biệt là không nên cho các bé ôm thú bông khi ngủ.

Gấu nhồi bông


Kết: Việc trang trí các vật dụng trong phòng để căn phòng trở nên xinh đẹp và thoải mái là việc cần thiết nhưng bạn cần phải hiểu được cách đặt nơi nào là tốt nhất để vừa có thể trang trí cho căn phòng, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Làm sạch bộ phận sinh dục bằng bọ kịch độc hút bạn tình

Phát hiện mới đây về loài chim Ô tác đực vào mùa giao phối chúng ăn các con bọ cực độc để có thể kiếm cho mình một bạn tình thay vì chiến đấu với các con đức khác như các loài chim khác - Các nhà khoa học cho biết.

 Trước đây, hiện tượng những loài chim lớn sống ở các vùng châu Âu và châu Á ăn những con côn trùng độc để giúp chúng diệt chết các ký sinh trùng đường ruột, như vi khuẩn, giun tròn và sán dây, đã không còn xa lạ với các nhà nghiên cứu.

Song một phát hiện mới, được công bố trên Tạp chí Plos One, cho thấy, những con chim Ô tác lớn ăn bọ cánh cứng độc với số lượng nhiều hơn bất thường so với những con chim cái cùng loại.

 Các nhà khoa học cho rằng, lí do thú vị khiến con chim đực làm vậy vì nó muốn có được phần lỗ huyệt mạnh khỏe, không vương vi khuẩn, để có thể “khoe” ngay trước mặt bạn tình trong màn tán tỉnh.

 Trong thực tế, vào mùa giao phối, các con chim đực thường tụ tập trên một mảnh đất và thay phiên nhau tán tỉnh các con cái. Chúng co bóp cơ thể, cong phần đuôi và thổi phồng da cổ lên.

 Điều ngạc nhiên ở chỗ, các con cái lại không phải bị thu hút bởi các màn phô diễn bên trên, mà chúng lại chú ý tới nhiều hơn phần đuôi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hành vi này của con cái có thể là để đánh giá xem lỗ huyệt (cơ quan bài tiết và quan hệ tình dục của chim) có mạnh khỏe hay có nguy cơ truyền nhiễm các bệnh qua đường tình dục hay không.

 Thậm chí sự quan sát của con cái có thể phát hiện xem lỗ huyệt của con đực có các vi khuẩn tiêu chảy, giun tròn hay sán dây hay không.
lam sach bo phan sinh duc bang bo kich doc hut ban tinh
Chim Ô tác đực

 Kỳ lạ loài chim ăn bọ kịch độc để làm sạch “bộ hạ” hút bạn tình Khi nhìn vào lỗ huyệt con đực, con cái có thể đánh giá được sức khỏe của bạn tình xem có vi khuẩn, giun, sán hay không.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập các mẫu phân của chim đực và cái, cho thấy, ăn bọ cánh cứng Berberomeloe majalis và Physomeloe corallifer, một loài bọ chứa chất độc chết người cantharidin, lại là sở thích của những con chim cái.

Nhưng những nghiên cứu trên vẫn chưa được xác định 100% về tính liên quan giữa bọ kịch độc và việc tìm bạn tình trong mua giao phối của loài chim Ô tác lớn này. Cần thêm thời gian để các nhà khoa học có thể tìm hiểu sâu hơn về mối tương quan giữ hai vấn đề này.